Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

NHNN: Chỉ còn 29,1% các khoản vay cũ có lãi suất trên 15%

Tính đến 2/8, các khoản vay lãi suất dưới 10% chiếm 3,4%, lãi 10 - 13% chiếm 18,5%, mức lãi 13 - 15% chiếm 49,1%.


                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >> 

Ngày 7/7/2012, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề nghị các tổ chức tín dụng rà soát và điều chỉnh giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa 15%/năm trên cơ sở khả năng tài chính.

Đến ngày 2/8/2012, tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước và NHTM cổ phần đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống tối đa là 15%/năm.

Theo số liệu đến ngày 27/7/2012, tổng hợp sơ bộ của 35 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần 70% tín dụng toàn hệ thống, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012 (65,3%).
Đến ngày 2/8/2012 đã có báo cáo của 69 tổ chức tín dụng (05 NHTM nhà nước, 27 NHTM cổ phần, 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 12 công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) chiếm thị phần tín dụng 90%.
Theo đó, dư nợ cho vay bằng VND đối với các khoản vay có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất từ 10%/năm đến 13%/năm chiếm tỷ trọng 18,5%, mức lãi suất trên 13%/năm đến 15%/năm chiếm tỷ trọng 49,1%, mức lãi suất trên 15%/năm chiếm tỷ trọng là 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7/2012).

Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 NHTMNN (có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15%/năm là 6,9%), giảm 87% so với tỷ trọng dư nợ cho vay trước ngày 15/7/2012 (61%).

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Phó Tổng giám đốc HSBC: Tỷ giá cuối 2012 không đến 21.500 đồng/USD



Dù HSBC dự báo tỷ giá cuối 2012 là 21.500 đồng/USD, nhưng theo ông Phạm Hồng Hải, do cầu nội địa yếu nên tỷ giá năm nay chỉ 21.300-21.400 đồng/USD.

Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Tại hội nghị CEO Summit 2012 tổ chức sáng nay (2/8), ông Phạm Hồng Hải, Phó Tổng giám đốc, phụ trách khối tiền tệ và thị trường vốn của ngân hàng HSBC Việt Nam đưa ra một số dự báo về tình hình kinh tế năm 2012 và 2013.

Theo dự báo của HSBC, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 đạt 5,1%, tức kỳ vọng kinh tế 6 tháng cuối năm sẽ tăng mạnh hơn do 6 tháng đầu năm mới tăng 4,38%.

Với lạm phát, ông Hải cho rằng đây không phải là vấn đề lớn của năm nay khi mà dự báo lạm phát chỉ khoảng 5,4%, so với mức 18,56% của năm 2011.

Riêng với tỷ giá, mặc dù trong báo cáo phân tích của HSBC dự báo tỷ giá cuối năm ở mức 21.500 đồng/USD, so với mức 21.036 đồng/USD cuối năm 2011. Nhưng theo ông Hải, trong bối cảnh cầu nội địa thấp như hiện nay, tỷ giá cuối năm 2012 chỉ khoảng 21.300 - 21.400 đồng/USD.

Tại báo cáo về kinh tế vĩ mô tháng 8 mới phát hành, HSBC hạ dự báo tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngân hàng này cho rằng xuất khẩu năm nay chỉ tăng 13,7%, thấp hơn mức dự báo trước đó (16,6%) và nhập khẩu chỉ tăng 6,5%, giảm từ mức dự báo 12,3%. Điều này dẫn tới thâm hụt thương mại trong năm nay dự đoán sẽ là 3,5 tỷ USD, giảm so với mức dự đoán 6,4 tỷ USD.

Sang năm 2013, HSBC kỳ vọng kinh tế Việt Nam tốt lên và tăng trưởng ở mức 5,8%, lạm phát ở 8,7%, tỷ giá cuối năm ở mức 21.500 đồng.

"Năm 2013, tỷ giá có thể điều chỉnh 2 - 3%, mức này vẫn là tốt so với những năm trước đây khi mà tỷ giá điều chỉnh 9 - 10%", ông Hải nhận định.
 
Dự báo của HSBC về kinh tế Việt Nam
Dự báo của HSBC về kinh tế Việt Nam
 
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Tăng lên 9 triệu khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân

Người dân có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, đồng thời, sẽ được giảm trừ tới 3,6 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc. 


Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>
 

Sẽ tăng mức giảm trừ gấp 1,25 lần so với hiện hành
Sau 3 tháng lấy ý kiến các bộ ngành, cơ quan, bản mới nhất dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thuế thu nhập cá nhân đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ.


Điểm tích cực nhất là Bộ này đã tăng mạnh các mức giảm trừ gia cảnh, khởi điểm chịu thuế so với tính toán ban đầu trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp.


Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng tương ứng trên 108 triệu đồng/năm, giảm trừ cho người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng/người tương ứng 43,2 triệu đồng/người/năm. Nói cách khác, mỗi người dân phải có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới là mức khởi điểm chịu thuế.


Các mức điều chỉnh trên cao gấp 1,25 lần so với mức hiện hành và tăng thêm 50% so với đề xuất ban đầu.
Trong khi đó, theo phương án ban đầu được công bố hồi tháng 3, Bộ Tài chính chỉ dự kiến tăng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế (khởi điểm chịu thuế) lên 6 triệu đồng/tháng, tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc lên 2,4 triệu đồng/tháng. Nếu so với mức hiện hành là trên 4 triệu đồng/tháng khởi điểm chịu thuế và 1,6 triệu đồng/tháng giảm trừ cho một người phụ thuộc, các mức dự kiến ban đầu này chỉ tăng thêm 50%.


Thời điểm Luật sửa đổi có hiệu lực sẽ bắt đầu từ 1/1/2014.
Theo một nguồn tin cho biết, lý do mà Bộ Tài chính sửa mạnh các mức điều chỉnh trên là vì nguyên cớ sau khi lấy kiến các cơ quan, bộ ngành, tỷ lệ không ủng hộ phương án của bộ chiếm phần lớn. Các mức giảm trừ trên đều được cho là quá thấp, sẽ trở nên lạc hậu vào thời điểm 2 năm tới, khi luật mới đi vào cuộc sống.


Bộ Tài chính khi đó cho hay, nguyên tắc tính khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân là phải cao hơn mức thu nhập bình quân toàn xã hội tại thời điểm Luật có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo những người có mức thu nhập trung bình trở xuống chưa phải nộp thuế. Đối chiếu nguyên tắc này vào thực tế cuộc sống, hầu hết, các ý kiến người dân đều cho rằng, mức thu nhập 6 triệu đồng/tháng vào hiện tại năm 2012 còn chưa đủ sống, nhất là khu vực thành thị, nói gì tới năm 2014 mà còn phải nộp thuế.


Theo bài toán của Bộ Tài chính, 4 căn cứ làm cơ sở điều chỉnh thuế là mức tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2011-2015, biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Đề án cải cách tiền lương tối thiểu giai đoạn 2012-2013 và kết quả điều tra xã hội học của Tổng Cục thống kê về mức thu nhập và đời sống dân cư thực hiện vào năm 2010.


Tuy nhiên, tất cả các dự báo của Bộ Tài chính đều dựa trên kịch bản nền kinh tế phát triển bình thường, không lạm phát, không suy giảm, không có khủng hoảng xảy ra. Chưa kể, nhiều ý kiến chuyên gia cũng lo ngại, việc lấy kết quả điều tra mức sống dân cư từ năm 2010 để áp dụng cho năm 2014 thì giá trị thực tiễn, tính chính xác sẽ không còn nhiều.


Có thể thấy, phương án điều chỉnh mới về giảm trừ gia cảnh của Bộ Tài chính trùng với kiến nghị của Cục Thuế Tp HCM hồi đầu tháng 4.
Khi đó, Cục Thuế Tp HCM cho biết, Luật hiện hành đang tính mức khởi điểm chịu thuế bằng 6 lần lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp, gấp 2,5 lần mức GDP bình quân .


Áp dụng các tỷ lệ trên, căn cứ mức tăng lương tối thiểu thì mức khởi điểm chịu thuế trên 4 triệu đồng/tháng hiện hành sẽ tăng lên thành 9,9 triệu đồng/tháng vào năm 2014.


Nếu tính căn cứ vào GDP bình quân theo đầu người dự kiến 1.811-1.843 USD/năm/người vào năm 2014 thì mức khởi điểm chịu thuế đến năm 2014 sẽ tăng lên 8,9-9,1 triệu đồng/tháng.


Lại tiếp tục giữ nguyên biểu thuế 7 bậc
Ngoài ra, dự thảo mới nhất của Bộ Tài chính đã quyết định không sửa Biểu thuế lũy tiến từng phần như dự thảo ban đầu.
Theo đó, Bộ Tài chính vẫn giữ nguyên cách tính thuế chia làm 7 bậc như luật hiện hành.


Trong đó, bậc 1 là thu nhập chịu thuế đến 5 triệu đồng/tháng có mức thuế 5%. Bậc 2 có thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng nộp thuế 10%, bậc 3 thu nhập từ 10-18 triệu nộp thuế suất 15%, bậc 4 thu nhập từ 18-32 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 20%, bậc 5 có thu nhập từ 32- 52 triệu đồng/tháng nộp thuế suất 25%, bậc 6 có thu nhập từ 52-80 triệu đồng/tháng thì nộp thuế suất 30%.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hạ lãi vay nợ cũ: không chế tài, giải pháp nào?

 
Đưa các món vay cũ có lãi suất trên 15%/năm xuống dưới 15%/năm như phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được các DN kỳ vọng, nhưng Thống đốc vừa cho biết, không có chế tài phạt nếu không thực hiện, mà phụ thuộc vào niềm tin của ngân hàng với DN, đồng thời còn tùy khả năng của mỗi ngân hàng.
Bài liên quan : <<  Ngân hàng habubank vượt qua khó khăn  >>
                         <<  Ngân hàng habubank phát triển mạnh  >>

Bất công!

Giám đốc một DN nhỏ tại Bình Dương cho rằng, các DN nhỏ và vừa (DNNVV), hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số DN cả nước, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương…, nhưng lại nhận được sự hỗ trợ rất hạn chế của nền kinh tế.

“Vấn đề là các đối tượng này không lượng hóa được sổ sách, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tại các ngân hàng lớn với lãi suất thấp, mà buộc phải vay ở các ngân hàng nhỏ với lãi suất rất cao”, vị giám đốc trên nói và nhận xét, “với những đóng góp cho nền kinh tế không nhỏ, vậy mà DN không được ngân hàng hỗ trợ hạ lãi suất xuống dưới 15%/năm, thật là bất công!”.

Ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT CTCP Thép Bắc Việt, Phó Chủ tịch Hội DN trẻ Hà Nội đại diện cho 650 hội viên (năm ngoái là 800 hội viên) tham dự Hội nghị đối thoại giữa NHNN và DN trên địa bàn Hà Nội. Mặc dù không nói lãi suất cao là nguyên nhân khiến 150 DN nhỏ thuộc Hội ra đi, nhưng ông đã đặt câu hỏi ngay sau đó cho Thống đốc về tính pháp quy của tuyên bố đưa mức trần lãi suất cho vay xuống dưới 15%/năm như thế nào?

Theo giám đốc một CTCP xuất nhập khẩu máy móc tại Hà Nội, nếu Thống đốc không ra quy định bằng văn bản thì không thể ép các ngân hàng đưa lãi suất các khoản vay cũ xuống dưới 15%/năm, bởi hạ lãi suất đương nhiên khiến các ngân hàng giảm lợi nhuận. Đặc biệt, đối với những DN vay tại những ngân hàng nhỏ thì việc giảm lãi suất chắc chắn khó xảy ra, vì trước đó, những ngân hàng này đã huy động với lãi suất 17 - 18%/năm.

“Mình cũng nên hiểu thời cuộc. Đây âu cũng là quy luật đào thải. Hãy tự cứu mình trước khi đợi ngân hàng cứu”, vị giám đốc trên nói.

Không thể cào bằng

Chủ tịch HĐQT một ngân hàng TMCP cho rằng, không thể có sự đánh đồng, cào bằng trong việc đưa lãi suất cho vay cũ xuống dưới 15%/năm đối với tất cả các khoản vay. Tại ngân hàng ông, chỉ những khách hàng lâu năm, có khoản vay lớn, chỉ số tín nhiệm cao, không nợ quá hạn… mới được hạ lãi suất; còn những DN hay khách hàng cá nhân mới đặt quan hệ với ngân hàng, khoản vay nhỏ, nợ quá hạn, kinh doanh thua lỗ, chỉ số tín nhiệm thấp thì lãi suất sẽ vẫn còn cao.

“Tuy nhiên, ngân hàng đảm bảo bình quân các khoản vay cũ sẽ xuống dưới 15%/năm”, vị chủ tịch nhấn mạnh.

Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIB chia sẻ, hoạt động của ngân hàng phải theo đúng quy định của NHNN, nên nếu không có quy định thì DN phải chấp nhận chỉ ngân hàng nào có điều kiện mới giảm lãi suất. Hơn thế, việc hạ lãi suất còn phụ thuộc vào chính “sức khỏe” của từng DN. Giảm lãi suất cho một DN không có khả năng trả nợ hoặc rủi ro hoạt động kinh doanh cao, ngân hàng buộc phải giảm lãi biên xuống, bởi công thức cho vay là: lãi cho vay = giá vốn + rủi ro tín dụng + lãi biên. Cào bằng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, mà trong nền kinh tế thị trường, DN nào rủi ro tín dụng lớn thì lãi suất cho vay buộc phải giữ cao.

Cần biện pháp song song

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhìn nhận, cả xã hội hiện đang “vòi vĩnh” hệ thống ngân hàng. DN kêu ca về lãi suất, xem lãi suất cao là nguyên nhân gây khó khăn cho DN, vì lãi suất cao mà DN nợ không thanh toán được, phá sản, điêu đứng… Rồi đòi kéo lãi suất xuống, hạ chuẩn tín dụng, còn nợ không thể thu hồi được từ chính DN lại bắt ngân hàng phải xử lý. Mọi gánh nặng oằn lên vai hệ thống tài chính là một điều không công bằng, phi kinh tế.

“Cần phải nhìn nhận DN lao đao vì nhiều lý do. Một trong những vấn đề DN phải chịu trách nhiệm nhiều nhất trong câu chuyện nợ không thanh toán được đó là dùng vốn sai mục đích, đẩy  tiền vào nền kinh tế một cách vô tội vạ, hậu quả đưa đến là NHNN buộc phải thắt chắt tiền tệ, thắt chặt tín dụng, lãi suất lên cao… Thực tế, lãi suất cao không phải là tội đồ, không phải là tác nhân, mà chỉ là hậu quả của các yếu tố khác”, TS. Hiếu nói.

Còn ông Trung nêu quan điểm: thứ nhất, hiện vấn đề không phải là lãi suất bao nhiêu. Đối với những DN tốt, dòng tiền tốt, tài sản tốt…, VIB có thể cho vay với lãi suất 10,5%/năm; thứ hai, bản chất tiền trong nền kinh tế không còn nhiều như trước, nên các ngân hàng cũng không thể mạnh tay cho vay được; thứ ba, nợ không thể thanh toán được trong hệ thống ngân hàng đang cao, nên đương nhiên các NHTM phải thắt chặt quản trị rủi ro, chứ không thể hạ chuẩn cho vay. Nếu NHNN thành lập công ty mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng thì cũng chỉ xử lý được phần “váng”, rồi sau đó sẽ lại xuất hiện mới những khoản nợ không thanh toán được, do DN không bán được hàng.

“Do vậy, phải giải quyết hàng tồn kho hiện chiếm khoảng 60 - 70% nợ không thanh toán được của ngân hàng thì mới khơi thông được nút thắt của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong chính sách vĩ mô, bây giờ là thời điểm cần biện pháp song song, hài hòa giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Nếu để mỗi chính sách tiền tệ vận động, nền kinh tế sẽ khó chuyển biến, bài toán kinh tế vĩ mô sẽ không giải quyết được”, ông Trung nói. 

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Nợ xấu ngân hàng có thể lên đến 10%

Các chuyên gia nhận định nợ xấu của toàn hệ thống quý II sẽ không dừng ở tỷ lệ 8,6% như Ngân hàng Nhà nước công bố tính đến 31/3, chủ yếu do kinh tế còn khó khăn, doanh nghiệp chưa thể trả nợ ngân hàng.


                         <<  Habubank nợ nần là sai  >>
 


Trong số 6 ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý II, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ nếu so với quý I. Đây cũng là 2 đơn vị có lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao (gần 10-30%) so với cùng kỳ năm 2011.


Tuy nhiên, nếu so với thời điểm đầu năm, nợ xấu tại cả 6 nhà băng đã công bố đều tăng mạnh (xem biểu đồ). Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) nợ xấu tăng lên gần 4%.
So sánh tỷ lệ nợ xấu tại 3 thời điểm: Đầu năm, cuối 
quý I và cuối quý II. Số liệu: BCTC.
So sánh tỷ lệ nợ xấu tại 3 thời điểm: Đầu năm, cuối quý I và cuối quý II. Số liệu: BCTC.
Cụ thể, so với thời điểm 1/1/2012, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank và Vietinbank mới có con số nợ xấu tăng nhanh như vậy.


Bình luận về con số nợ xấu gần 3% của Vietinbank và 4% Vietcombank, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho biết, với một ngân hàng quốc doanh quy mô lớn, thì tỷ lệ nợ xấu gần 4% là "đáng lo ngại". Ông cũng đưa ra phỏng đoán: "Có thể nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh tăng cao do họ phải cho vay theo chỉ định đối với các doanh nghiệp nhà nước nhiều".


Còn theo lý giải của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - việc nợ xấu tăng nhanh không nên đổ lỗi tất cả cho ngân hàng. Theo ông, các doanh nghiệp không thể trụ nổi trong tình hình hiện nay nên mới để nợ xấu nhiều thêm.


"Kinh tế không phục hồi ảnh hưởng đến doanh nghiệp chứ đâu phải tại ngân hàng. Để càng lâu thì kinh tế càng đình đốn, doanh nghiệp càng sa sút thì nợ xấu càng tăng lên. Sắp tới nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ còn nhanh hơn những năm trước nhiều", ông Lê Xuân Nghĩa dự đoán.
Nhiều chuyên gia lo ngại nợ xấu sẽ còn tăng với cấp 
độ cao hơn nữa. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Nhiều chuyên gia lo ngại nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ cao hơn nữa. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Về phần mình, lãnh đạo các ngân hàng cũng "phân trần" nợ xấu tăng là không tránh khỏi bởi các doanh nghiệp đang quá khó khăn. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB phân tích, kinh tế đi xuống, khả năng thanh toán và mua bán của doanh nghiệp cũng thấp đi dẫn đến việc nợ xấu tăng. Tỷ lệ nợ xấu của khẳng định không có nợ xấu bất động sản và chứng khoán như ở nhiều ngân hàng khác. Tuy nhiên, vị này thừa nhận, nợ xấu rơi nhiều vào nhóm doanh nghiệp sản xuất, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn.


Tuy nhiên, theo ông Bùi Kiến Thành, một lý do nữa khiến con số nợ xấu quý II tăng hơn quý I là do trước đây các ngân hàng vẫn không khai báo đúng, đủ và trung thực số nợ xấu. "Nợ xấu có thể còn cao hơn nhiều những gì các ngân hàng đang công bố. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên không khai trung thực", vị này lo ngại.


Quyền Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cũng thừa nhận việc chưa thể kiểm tra được hết các hợp đồng của ngân hàng và có tình trạng nhiều nhà băng việc nhà băng vi phạm, che giấu nợ xấu. "Việc phát hiện những vi phạm về phân loại nợ chỉ có thể qua các đoàn thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên, với hơn 100 tổ chức tín dụng, không thể nào trong một năm tiến hành thanh tra đồng loạt được", ông Nghĩa cho hay.


Nợ xấu toàn ngành theo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước mới công bố là 202.000 tỷ đồng (chiếm 8,6% dư nợ) tính tới 31/3. Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu e ngại: "Với tốc độ gia tăng nợ xấu tại từ quý I đến quý II, con số nợ xấu thực của ngành chắc chắn sẽ vọt lên trên 10%. Mà 10% thì rõ ràng là đáng báo động và nguy kịch". Trước đó, hồi tháng 3, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng báo cáo nợ xấu có thể trên 10%.


Các ngân hàng thương mại đã trích lập dự phòng rủi ro được 67.000 tỷ để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trích lập như vậy là quá ít. "Việc đánh giá các khoản nợ để trích lập dự phòng rủi ro có thể không chính xác và quá thấp. Theo tính toán của tôi, trích lập dự phòng phải từ 100.000 - 130.000 tỷ thì mới đầy đủ", ông Hiếu ước tính.

Ngân hàng Habubank khắc phục nợ nần thành công