Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Tái cấu trúc ngân hàng: Không thể chậm hơn

Lợi ích nhóm có thể là một cản trở với hoạt động tái cơ cấu NH) do tình trạng sở hữu chéo, nhưng xử lý sự yếu kém của hệ thống NH là mệnh lệnh trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>

Tính đến nay, có lẽ việc mua bán và sáp nhập (M&A) ngành NH đang đạt được tính hiệu quả nhất định. Thành công của một số NH trong việc bán cổ phần đã tạo động lực cho các NH nhỏ hơn tiếp tục tính tới phương án M&A mạnh mẽ hơn.Đại diện Vietcombank cho biết, sau khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Mizuho (Nhật Bản), Vietcombank đã từng bước đổi mới được quản trị điều hành và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cổ đông chiến lược Vietcombank đã có những hỗ trợ tích cực để tăng sức mạnh trên thị trường tài chính. Với áp lực cạnh tranh hiện nay, không chỉ các NH yếu kém, mà ngay cả các NH lớn cũng khó có thể cạnh tranh trong bối cảnh thị trường đang dần khốc liệt hơn.
Chính vì lý do đó mà đề tài M&A ngành NH được nhắc ở mọi diễn đàn, thậm chí trong các kỳ họp Quốc hội. Quan trọng là vậy, được khởi xướng đầu tiên trong các đề án tái cấu trúc, nhưng tái cơ cấu ngành NH mới chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu nên kết quả chưa có là bao.
Đánh giá về tiến trình tái cơ cấu hệ thống NH của Việt Nam hiện nay, Giám đốc NH Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, cho rằng, hoạt động này đến nay vẫn còn diễn ra chậm chạp.
Theo đó, hồi tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố việc hợp nhất ba NH có mức nợ xấu cao (SCB, Tín Nghĩa, Ficombank), trong đó BIDV đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn (dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của NHNN). Trong quý I, NHNN tuyên bố quyết tâm tái cơ cấu mạnh mẽ 8 NH thương mại yếu nhất nằm trong nhóm 4 theo phân loại NH.
Tuy nhiên, cho đến nay mới có một trường hợp sáp nhập, trong đó NH SHB, một NH tầm trung, mua lại Habubank, một NH nhỏ gặp khó khăn nghiêm trọng về nợ xấu.

Đây chính là thời điểm để nhận ra rằng tái cấu trúc ngành NH không thể bị chậm trễ hơn nữa. Vì vậy, thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình công bố trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội về đề án tái cấu trúc nền kinh tế là sẽ thông qua phương án xử lý 9 NH ngay tháng 6.

“Phương án xử lý 9 NH đã có. Tuần qua, thường trực Chính phủ đã thông qua phương án xử lý 2 trong số này. NHNN đang xúc tiến các công việc nhằm đảm bảo cả 9 đề án sẽ được thông qua trong tháng 6”, người đứng đầu ngành NH cam kết.
NHNN khuyến khích 9 NH này tự xây dựng phương án cho riêng mình, chừng nào họ không thể tự xử lý thì NHNN mới vào cuộc và đưa ra giải pháp. Thực tế, cả 9 NH đều đã có phương án cho mình, một là mời nhà đầu tư mới, hoặc hai là tìm đối tác trong hệ thống để kịp thời hợp nhất, sáp nhập.
 Ngân hàng Habubank

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Ngân hàng xoay sở đầu ra

Doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, tín dụng tăng trưởng âm khiến các ngân hàng chuyển hướng mở rộng cho vay trên nhiều lĩnh vực. 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank  >>
 
Số liệu thống kê cho thấy quý I/2012, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng (NH) âm 1,96% so với cuối năm 2011; chỉ số hàng tồn kho của toàn ngành công nghiệp đã tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước… Các con số trên chứng tỏ doanh nghiệp (DN) không hấp thụ được vốn, đòi hỏi hệ thống NH phải tìm cách khai thông đầu ra. Hạ lãi suất, tăng đối tượng cho vay
Để đón đầu các quy định mới về cho vay, nhất là từ ngày 2-5, các DN nhập khẩu chỉ được phép vay VNĐ, rồi mua USD của NH thanh toán cho đối tác nước ngoài, DN xuất khẩu cần vốn để mua nguyên liệu sản xuất trong nước cũng phải vay VNĐ, NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã tung ra 1.000 tỉ đồng cho vay xuất khẩu với lãi suất tối thiểu 16,5%/năm, thời hạn vay tối đa 4 tháng. NH Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng dành 6.000 tỉ đồng cho vay với lãi suất tương tự Sacombank, trong đó chủ yếu tập trung vào đối tượng xuất nhập khẩu, DN nhỏ và vừa… Còn NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho vay hỗ trợ xuất khẩu với lãi suất 13,5%/năm, cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, DN nhỏ và vừa, lãi suất tối thiểu 14%/năm.

Ngoài ra, Sacombank cũng dành 1.000 tỉ đồng cho vay ưu đãi đối với các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Lãi suất áp dụng cho tháng đầu tiên là 12%/năm, thời gian vay tối đa 12 tháng... Do chính sách cho vay tiêu dùng gần như được tháo gỡ khỏi nhóm tín dụng không khuyến khích nên không ít NH đồng loạt hạ lãi suất, hướng dòng tiền cho vay đến nhóm khách hàng cá nhân để mở rộng đầu ra. NH Phương Đông (OCB) đưa lãi suất cho vay mua ô tô, mua nhà từ 22%-24%/năm về khoảng 19%/năm; NH Á Châu (ACB) cũng dành hạn mức tín dụng 7.000 tỉ đồng cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Còn BIDV cho vay tiêu dùng ngắn hạn áp dụng lãi suất từ 16,5% năm trở lên, trung và dài hạn lãi suất từ 17,5%/năm trở lên…
Theo ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng Giám đốc OCB, việc mở van tín dụng lĩnh vực không khuyến khích là cơ hội cho NH phát triển tín dụng, nhất là với lĩnh vực bất động sản, tiêu dùng vì nhu cầu thực tế của thị trường rất lớn. Tuy nhiên, việc kiểm soát tăng dư nợ cho vay không khuyến khích vẫn là khó khăn với các NH.
Cho vay đáo hạn
NH Nhà nước vừa chỉ đạo các NH thương mại thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, ứ đọng tồn kho hàng hóa. NH thương mại phối hợp với khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất, bảo đảm khả năng trả nợ; tiếp tục xem xét cho vay mới.
Theo ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc Eximbank, thực chất của việc tái cơ cấu nợ là các NH kéo dãn thời hạn vay đối với khoản vay dài hạn để DN giảm bớt số tiền trả nợ theo từng kỳ hạn. Tuy nhiên, NH phải xem xét từng trường hợp cụ thể, hàng tồn kho của DN nhiều hay ít, vốn vay có bị chiếm dụng không?… Khi đó, NH mới quyết định tái cơ cấu nợ cho DN. Lãnh đạo Sacombank cũng cho biết Sacombank đang lên kế hoạch hỗ trợ vốn và trong tuần sau sẽ xem xét từng DN để tái cơ cấu nợ.
Ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng Giám đốc BIDV, cho biết BIDV sẽ tập trung xác định các DN đang gặp khó khăn tạm thời, có định hướng phát triển lâu dài để hỗ trợ vốn. Ngoài việc giảm lãi suất, BIDV còn tăng thêm tín dụng, đặc biệt là tín dụng đáo hạn nhằm cung ứng đủ vốn cho DN duy trì sản xuất kinh doanh, thiết kế gói sản phẩm linh hoạt gồm 4 đối tượng: ngân hàng - nhà đầu tư - nhà thầu - khách hàng để dòng tiền được lưu chuyển tốt hơn.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Vượt Qua Rủi Ro Ngân Hàng Habubank Đang Hoàn Thiện Mình

Ngân Hàng Habubank


Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sát nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết.
sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan. 
ngân hàng habubank

Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được ngân hàng Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của ngân hàng Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.
Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập ngân hàng Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.
ngan hang habubank

Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Bên cạnh nhiệm vụ thường trực là QTRR thị trường và rủi ro tín dụng, QTRR hoạt động của toàn hệ thống có vai trò như thế nào?
QTRR hoạt động là quản lý những rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ việc không tuân thủ các quy trình nội bộ hoặc sai sót phát sinh từ con người, hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Tại ngân hàng Habubank công tác QTRR hoạt động được đặc biệt quan tâm trong 3 năm gần đây. Trong khuôn khổ dự án chuyển giao kiến thức với đối tác chiến lược Deutsche Bank, Habubank đã cơ bản hoàn thiện công tác QTRR hoạt động của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dự án là xây dựng bộ quy trình chuẩn cho từng nghiệp vụ, từng hoạt động của ngân hàng, từ đó xây dựng bộ chỉ số đánh giá kỹ hiệu quả công việc (KPIs) và chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) cho từng mảng nghiệp vụ, từng đơn vị và từng cá nhân, làm cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công tác đến từng vị trí công tác. Các chốt kiểm soát trong từng quy trình có trách nhiệm  phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Ngân hàng cũng đã triển khai thành công việc thu thập và thống kê, ghi nhận các sự kiện rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống, làm cơ sở đánh giá và quyết định bổ sung, điều chỉnh các quy trình hiện tại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho ngân hàng. Bộ quy trình nghiệp vụ và các chỉ số đánh giá, cùng với phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục cho ngân hàng trong điều kiện thảm họa, sẽ giúp cho ngân hàng quy chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.